Bà bầu ăn măng có tốt không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Măng là loại thức ăn có chứa rất nhiều chất sơ, protein, vitamin và khoáng chất. Nhiều chị em khi đang mang thai có tâm trạng lo lắng không biết các món ăn từ măng có ảnh hưỡng đến thai nhi hay không? bà bầu ăn măng có tốt không? bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Ăn măng tươi không đúng cách có thể ” giết người”

Trong măng tươi, có hàm lượng Cyanide – là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.


Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng chứa nhiều Cyanide: trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Măng rất giàu dinh dưỡng, nhưng nếu không chế biến đúng cách và kĩ lưỡng sẽ là liều thuốc độc dẫn đến cái chết tức tưởi của con người. Vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn măng, làm mất đi hàm lượng Cyanide cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, nước luộc măng trong không còn màu vàng, sau khi luộc cần rửa sạch, nếu ăn thử có vị đắng thì không nên sử dụng. Trước khi luộc nên ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là mầm non của tre nứa…, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như duẩn, mao duẩn, trúc duẩn, trúc nha.. Có nhiều loại măng khác nhau: tuỳ theo nguồn gốc có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang…; tuỳ theo hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi; tuỳ theo cách chế biến có măng luộc, măng xào, măng hầm, măng chua, măng ớt…
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông… Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Cụ thể như:
– Chất xơ: So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2, 56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ trong các loại rau mầm là 1,27%, trong dưa leo là 0, 61% và trong bắp cải là 1,58%. Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.
– Các loại chất dinh dưỡng khác: Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
– Ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.
– Chất chống oxy hóa: Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Vậy bà bầu có nên ăn măng không?

Thời gian mang thai, việc ăn uống đối với bà bầu vô cùng quan trọng, chính vì thế nên ăn đủ chất nhưng cũng nên kiêng cử nhiều thực phẩm để tránh hại đến thai nhi. Bà bầu có thể ăn măng bình thường, nhưng nên ăn măng chín, tránh ăn măng tươi, bởi trong măng tươi có nhiều chất độc không chỉ ảnh hưởng thai nhi mà sức khỏe mẹ cũng bị tổn thương.
Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố. Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.
Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước. Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Hy vọng thông qua bài viết bà bầu ăn măng có tốt không? sẽ mang đến cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khoẻ thật tốt cho mình nhé! Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, thay vì ăn măng, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chúc bạn thành công!
More aboutBà bầu ăn măng có tốt không?

Bà bầu ăn thịt chó có tốt không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Chó là loài vật rất thân thiết với con ngừoi. Vừa là bạn thân vừa là thú cưng có thể giữ nhà. Thế nhưng có điều bạn chưa biết về thành phần dinh dưỡng trong thịt chó. Bình sinh có ngừoi thích ăn thịt chó nên khi có bầu rồi thì lại càng muốn ăn thịt có một cách mảnh liệt hơn. Nhưng khi mang thai thì cơ thể rất nhạy cảm, cơ địa bị thay đổi, vậy việc ăn thịt chó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bà bầu ăn thịt chó có tốt không? nhé!

Bà bầu có được ăn thịt chó không?

Thịt chó không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón, khó ngủ. Những người cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này. Thịt chó tốt cho những người thường cảm thấy lạnh tay chân, ít chịu được lạnh, thích ăn uống nóng, dễ đi ngoài lỏng, hắt hơi sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư. Trẻ con, người lớn bị bệnh đái dầm cũng có thể ăn món này.



Thịt chó không chỉ là món ăn ngon mà còn được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng, là thực phẩm rất bổ cho sức khỏe con người. Từ lâu, thịt chó được đưa vào các món ăn quen thuộc của con người Việt Nam chúng ta, bởi thịt chó rất mát, giàu protein nên rất tốt, đặc biệt đối với bà bầu.
Tuy nhiên, trong thịt chó rất giàu năng lượng, bà bầu có thể ăn nhưng chỉ ăn hạn chế, nếu ăn nhiều có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Khi ăn bà bầu đặc biệt không nên thịt chó chấm mắm tôm. Bởi mắm tôm vốn là một thực phẩm mất vệ sinh và không lành mạnh đối với những người đang cần được chăm sóc do đó nếu bạn ăn quá nhiều mắm tôm có thế ảnh hưởn không tốt chút nào đến sức khỏe của bà bầu.

Nên hạn chế thịt chó với những người ít chịu được nóng bức, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, thích quạt, táo bón, ăn không tiêu, tiểu sẻn đỏ, khó ngủ, nóng nảy, tăng huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt. Những người bị ung thư, bệnh tim mạch, người còn “trai trẻ xa nhà”, mới ốm dậy… cũng không nên ăn. Ăn thịt chó nên chọn hôm mưa, lạnh, mùa thu đông vì sẽ thấy ấm, ngon và có lợi hơn. Thịt chó giàu giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên khi chế biến, không nên nấu chung với các thực phẩm như:
  • Thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.
  • Cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
  • Tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.
  • Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.
Nói chung, thịt chó bà bầu có thể ăn, nhưng chúng tôi khuyến cáo các mẹ nên kiêng cử, không nên vì thèm mà ảnh hưởng đến thai nhi. Thịt chó tuy giàu năng lượng nhưng ăn nhiều và không đúng cách sẽ không tốt cho những phụ nữ đang mang thai. Ngoài thịt chó ra, bà bầu nên kiêng cử và hạn chế một số đồ ăn thức uống sau đây:
– Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng… đều nên dùng ít.
– Các bà bầu cũng cần kiêng rượu, bia, thuốc lá vì đây là những thứ gây hại cho thai nhi.
– Hạn chế ăn thịt trâu, thịt chó, thịt ba ba vì đây là những loại thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, không tốt cho việc tiêu hóa.
– Măng, quẩy, quả táo mèo, long nhãn… là những món ăn được cảnh báo có thể đem lại những nguy cơ cho thai nhi, nên hạn chế hoặc không ăn.
– Các loại cá biển nước sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú… Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh hoặc làm cho não kém phát triển.
– Tôm, cua, sò, ốc, hến… bổ dưỡng những chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì chúng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Lạc cũng dễ gây dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này.
Thịt chó chấm mắm tôm là món ăn vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên chó hiện nay được nhiều người bảo vệ bởi nó là một loài vật thông minh, rất trung thành. Qua bài viết, Bà bầu ăn thịt chó có tốt không? hi vọng giúp các mẹ hiểu rõ, giải đáp thắc mắc cho mình. Qua đó chúng tôi cũng khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn thịt chó, để loài chó được bảo vệ, trung thành vời mình hơn.
Xem thêm:


More aboutBà bầu ăn thịt chó có tốt không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Hột vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng, giúp bồ bổ cơ thể, tuy nhiên trong hột vịt lộn có chứ chất hàn. Ăn nhiều liệu có ảnh hưỡng đến thai nhi không? Do vậy liệu bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Một số điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn

Thời điểm nên ăn: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Những người không nên ăn: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chế biến món ăn từ trứng vịt lộn

Để đổi vị, ngoài món trứng vịt lộn luộc, mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc tự mình làm món cháo trứng vịt lộn để tẩm bổ.
– Chuẩn bị: 1 bát gạo tám thơm; 2 quả trứng vịt lộn; dầu ăn, gia vị, bột nêm, hạt tiêu và rau răm.
– Cách làm: Đem gạo rang trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ. Khi hạt gạo chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp. Việc làm này để cho cháo nấu lên không quá sệt.
– Cho một lượng nước vừa đủ vào cùng gạo và nấu lửa nhỏ. Quấy cháo đều tay. Sau khoảng 30 phút đến khi hạt cháo vừa chín tới là được.
– Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo. Thêm dầu ăn, gia vị và bột nêm cho vừa miệng rồi đun sôi lại để trứng chín. Rắc hạt tiêu và rau răm phù hợp với khẩu vị.

Tác dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu

Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotenecác, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Nếu ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.

Lưu ý bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

– Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc.
– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.

Đối với chế độ dinh dưỡng của bà bầu thì cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thời gian này mẹ thường ăn gấp đôi bình thường. Chính vì thế, đừng nên quá kiêng cử đồ ăn đối với bà bầu, còn với vấn đề Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? thì các mẹ nên ăn vừa phải và ăn đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi.
More aboutBà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không?

Bà bầu ăn ổi có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bà bầu mang thai thường có xu hướng thèm ăn trái cây, có người thèm chua cũng có ngừoi thèm ngọt. Một trong những món chua khoái khẩu của mọi bà bầu là cốc, ổi, thớm, cà na... Trong đó, ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, giúp ngăn ngừa thiếu máu và ổn định đường huyết. Tuy vậy theo một số quan niệm dân gian thì bà bầu ăn ổi sau khi sanh sẻ bị ghẻ, liệu quan niệm này có đúng hay không. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bà bầu ăn ổi có sao không? nhé!



Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. Trái ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Ăn ổi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy bà bầu ăn ổi rất tốt, nhưng cần ăn vừa phải, đúng cách. Dưới đây là những tác dụng của ổi đối vời bà bầu:
Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi
Không chỉ tốt cho mẹ bầu, ổi còn rất tốt cho thai nhi. Trong trái ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Ngăn ngừa, điều trị tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ.
Giảm ho
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Ổn định huyết áp
Quả ổi chứa chất hypoglycemic tự nhiên (bỏ vỏ) và giàu chất xơ, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và giúp phòng tránh hiện tượng máu đông đặc. Vì thế, có thể nói ổi là bác sĩ tại gia, kiểm soát rất tốt huyết áp mẹ bầu. Điều này rất cần thiết để mẹ không phải nơm nớp lo sợ nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Công dụng tuyệt vời của ổi còn có thể kể đến vai trò của lycopene và chất chống ôxy hóa có trong đó. Nếu lycopene có trong cà chua chỉ được cơ thể hấp thụ khi đã nấu chín thì ở quả ổi nó lại được hấp thụ dễ dàng bởi cấu trúc tế bào khác biệt. Do đó, ổi là loại trái cây phòng ngừa ung thư rất tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa
Theo Đông y, trái ổi có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá rất tốt. Ổi xanh chứa nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Chúng có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nên còn có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy không cần thiết trong ruột.
Các chất dinh dưỡng trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa”. Ổi còn kiêm chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận tràng, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C.
Ngăn ngừa vi trùng
Trong quả ổi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất chống độc tố như Vitamin C, Vitamin E, iso- flavanoids, carotenoid, polyphenol… Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giúp mẹ bầu tránh xa bệnh tật.
Bổ sung canxi
Hệ xương và răng của thai nhi có thể được cải thiện tốt hơn nếu mỗi ngày mẹ bổ sung một ly nước ép ổi.
Làm đẹp da
Chất làm se của quả ổi sẽ cân bằng cách cấu tạo da và làm khít vùng da bị trầy, giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa những bệnh về da. Thêm vào đó, ổi chứa nhiều vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C và potassium có tác dụng như chất chống ô xy hóa giúp da khỏe mạnh và hạn chế vết nhăn.. Bạn có thể hưởng thụ những lợi ích này bằng cách ăn ổi hoặc rửa da bằng dịch sắc của trái ổi hoặc lá ổi (ổi non có tác dụng tốt hơn).

Những lưu ý trước khi ăn ổi bà bầu nên biết

– Không nên ăn quá nhiều: Giống như các loại thực phẩm khác, dù tốt cho cơ thể như thế nào, nhưng vẫn có những tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Ăn nhiều ổi khi mang thai, nhất là những quả chưa gọt vỏ, mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy do tiêu thụ một lượng chất xơ quá lớn.
– Bỏ hạt ổi khi ăn: Các chuyên gia khuyến cáo những bà bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hạt ổi, bởi chúng khó được tiêu hóa hết mà thường “đọng” lại rất lâu trong bao tử mẹ.
– Không nên ăn ổi còn xanh: Ăn ổi xanh có thể gây một số vấn đề không thoải mái, nhất là đối với những mẹ bầu có vấn đề răng miệng. Nhiều người còn bị táo bón nếu dung nạp nhiều ổi xanh nữa đấy!
Với bài viết Bà bầu ăn ổi có sao không? hi vọng các mẹ sẽ không còn lo lắng về tác hại của ổi nữa. Ổi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể và thai nhi, nhưng nên ăn vừa phải thôi nhé.
Xem thêm:


More aboutBà bầu ăn ổi có sao không?