Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Hột vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng, giúp bồ bổ cơ thể, tuy nhiên trong hột vịt lộn có chứ chất hàn. Ăn nhiều liệu có ảnh hưỡng đến thai nhi không? Do vậy liệu bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Một số điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn

Thời điểm nên ăn: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Những người không nên ăn: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chế biến món ăn từ trứng vịt lộn

Để đổi vị, ngoài món trứng vịt lộn luộc, mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc tự mình làm món cháo trứng vịt lộn để tẩm bổ.
– Chuẩn bị: 1 bát gạo tám thơm; 2 quả trứng vịt lộn; dầu ăn, gia vị, bột nêm, hạt tiêu và rau răm.
– Cách làm: Đem gạo rang trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ. Khi hạt gạo chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp. Việc làm này để cho cháo nấu lên không quá sệt.
– Cho một lượng nước vừa đủ vào cùng gạo và nấu lửa nhỏ. Quấy cháo đều tay. Sau khoảng 30 phút đến khi hạt cháo vừa chín tới là được.
– Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo. Thêm dầu ăn, gia vị và bột nêm cho vừa miệng rồi đun sôi lại để trứng chín. Rắc hạt tiêu và rau răm phù hợp với khẩu vị.

Tác dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu

Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotenecác, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Nếu ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.

Lưu ý bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

– Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc.
– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.

Đối với chế độ dinh dưỡng của bà bầu thì cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thời gian này mẹ thường ăn gấp đôi bình thường. Chính vì thế, đừng nên quá kiêng cử đồ ăn đối với bà bầu, còn với vấn đề Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? thì các mẹ nên ăn vừa phải và ăn đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi.
More aboutBà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không?

Bà bầu ăn ổi có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bà bầu mang thai thường có xu hướng thèm ăn trái cây, có người thèm chua cũng có ngừoi thèm ngọt. Một trong những món chua khoái khẩu của mọi bà bầu là cốc, ổi, thớm, cà na... Trong đó, ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp vitamin A, C cao, giúp ngăn ngừa thiếu máu và ổn định đường huyết. Tuy vậy theo một số quan niệm dân gian thì bà bầu ăn ổi sau khi sanh sẻ bị ghẻ, liệu quan niệm này có đúng hay không. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bà bầu ăn ổi có sao không? nhé!



Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. Trái ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Ăn ổi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy bà bầu ăn ổi rất tốt, nhưng cần ăn vừa phải, đúng cách. Dưới đây là những tác dụng của ổi đối vời bà bầu:
Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi
Không chỉ tốt cho mẹ bầu, ổi còn rất tốt cho thai nhi. Trong trái ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Ngăn ngừa, điều trị tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ.
Giảm ho
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Ổn định huyết áp
Quả ổi chứa chất hypoglycemic tự nhiên (bỏ vỏ) và giàu chất xơ, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và giúp phòng tránh hiện tượng máu đông đặc. Vì thế, có thể nói ổi là bác sĩ tại gia, kiểm soát rất tốt huyết áp mẹ bầu. Điều này rất cần thiết để mẹ không phải nơm nớp lo sợ nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Công dụng tuyệt vời của ổi còn có thể kể đến vai trò của lycopene và chất chống ôxy hóa có trong đó. Nếu lycopene có trong cà chua chỉ được cơ thể hấp thụ khi đã nấu chín thì ở quả ổi nó lại được hấp thụ dễ dàng bởi cấu trúc tế bào khác biệt. Do đó, ổi là loại trái cây phòng ngừa ung thư rất tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa
Theo Đông y, trái ổi có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá rất tốt. Ổi xanh chứa nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Chúng có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nên còn có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy không cần thiết trong ruột.
Các chất dinh dưỡng trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa”. Ổi còn kiêm chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận tràng, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic, vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Ngoài ra, những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C.
Ngăn ngừa vi trùng
Trong quả ổi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất chống độc tố như Vitamin C, Vitamin E, iso- flavanoids, carotenoid, polyphenol… Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giúp mẹ bầu tránh xa bệnh tật.
Bổ sung canxi
Hệ xương và răng của thai nhi có thể được cải thiện tốt hơn nếu mỗi ngày mẹ bổ sung một ly nước ép ổi.
Làm đẹp da
Chất làm se của quả ổi sẽ cân bằng cách cấu tạo da và làm khít vùng da bị trầy, giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa những bệnh về da. Thêm vào đó, ổi chứa nhiều vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C và potassium có tác dụng như chất chống ô xy hóa giúp da khỏe mạnh và hạn chế vết nhăn.. Bạn có thể hưởng thụ những lợi ích này bằng cách ăn ổi hoặc rửa da bằng dịch sắc của trái ổi hoặc lá ổi (ổi non có tác dụng tốt hơn).

Những lưu ý trước khi ăn ổi bà bầu nên biết

– Không nên ăn quá nhiều: Giống như các loại thực phẩm khác, dù tốt cho cơ thể như thế nào, nhưng vẫn có những tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Ăn nhiều ổi khi mang thai, nhất là những quả chưa gọt vỏ, mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy do tiêu thụ một lượng chất xơ quá lớn.
– Bỏ hạt ổi khi ăn: Các chuyên gia khuyến cáo những bà bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hạt ổi, bởi chúng khó được tiêu hóa hết mà thường “đọng” lại rất lâu trong bao tử mẹ.
– Không nên ăn ổi còn xanh: Ăn ổi xanh có thể gây một số vấn đề không thoải mái, nhất là đối với những mẹ bầu có vấn đề răng miệng. Nhiều người còn bị táo bón nếu dung nạp nhiều ổi xanh nữa đấy!
Với bài viết Bà bầu ăn ổi có sao không? hi vọng các mẹ sẽ không còn lo lắng về tác hại của ổi nữa. Ổi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể và thai nhi, nhưng nên ăn vừa phải thôi nhé.
Xem thêm:


More aboutBà bầu ăn ổi có sao không?

Bà bầu ăn ốc có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Trong ốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp bồ bổ cơ thể, tuần hoàn máu. Tuy nhiên, có nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nếu có bầu mà ăn ốc khi sinh con ra sẻ có nhiều nhớt, không sạch sẽ. Thì hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bà bầu ăn ốc có sao không? nhé!

Tác dụng của ốc đối với bà bầu


Theo Đông Y, ốc có tính hàn, vị ngọt có tác dụng chữa trị bệnh hiệu quả như bệnh vàng da, thủy đậu, nhiễm trùng, trĩ, bệnh gan,… lựa chọn ốc bổ sung thường xuyên giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bà bầu việc ăn ốc có mang lại lợi ích được như vậy không?

Ốc là thành phần chứa nhiều dinh dưỡng, đầy đủ các loại vitamin, chất béo, chất sắt, chất đạm, cacbua hydrat, đặc biệt canxi và chất đạm trong ốc là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho những chị em đang mang thai. Trong đó,ốc có chứa đến nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, trong ốc vặn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.
Chính vì thế, ốc là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi hỗ trợ xương mẹ chắc khỏe, đồng thời giúp xương thai nhi cũng được phát triển khỏe mạnh. Để giúp mẹ có khẩu vị ngon, có thể chế biến ốc thành nhiều món khác nhau như luộc, hấp, xào me, rang muối, hoặc có thể nấu canh chua.

Cách chọn và làm thịt ốc

+ Nếu khi các mẹ chạm tay vào miệng ốc, chúng thụt sâu vào bên trong. Đó là những con ốc còn sống và rất tươi.
+ Còn khi cầm con ốc lên nghe nặng mùi, quan sát thấy lớp mày cứng của ốc thụt sâu vào bên trong, thì chắc chắn ốc đã chết. Ngoài ra, chỉ cần thả vào trong chậu nước, ốc chết sẽ nổi sấp với miệng quay xuống dưới.
+ Những con ốc béo là những con có mày nằm sát trên miệng ốc, ốc gầy ốm thì lớp mày đó thụt sâu vào bên trong.
+ Để làm sạch nhớt và bùn đất trong ốc, các mẹ chỉ cần ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng 2 tiếng đồng hồ là chúng sẽ nhả hết bùn đất. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho ít ớt bột, ớt trái đã giã vào trong nước ngâm ốc. Ngoài ra, sử dụng giấm ăn pha vào nước ngâm ốc cũng là một cách giúp làm sạch chúng.
+ Lấy thịt ốc ra khỏi vỏ rất đơn giản. Các mẹ lấy con dao nhỏ khẽ cậy miệng ốc ra, lấy đầu đũa đẩy nhẹ thịt ốc vào trong một lúc, sau đó cầm con ốc vẩy mạnh, ốc sẽ rơi ra khỏi vỏ. Bỏ phần đuôi ốc, cho phần thịt vào bóp sơ với nước giấm, rửa lại bằng nước sạch và bắt đầu chế biến thành những món ngon ưa thích.
+ Để giúp khử bớt mùi tanh của ốc, trong khi luộc hoặc chế biến có thể cho thêm ít lá chanh vào. Các chị em mang bầu chỉ nên ăn ốc 1-2 lần mỗi tuần, không nên ăn quá nhiều. Bênh cạnh việc ăn ốc, mẹ cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng, kết hợp ăn cũng những thực phẩm khác nữa.

Cách chế biến món ốc cho bà bầu

Ốc bươu nướng tiêu xanh:
Thành phần:
– 1 kg ốc bươu
– 200 g tiêu xanh
– 2 muỗng canh nước mắm nhĩ
– Gia vị muối, giấm, đường, tiêu, tỏi, ớt
– 200gr rau răm, 02 cây sả, ít lá chanh
Chế biến:
– Ngâm ốc với nước vo gạo khoảng 1 tiếng sau đó để ráo.
– Luộc sơ ốc với lá chanh và sả đạp giập. Chú ý khi thấy ốc vừa sôi, mẹ nên tắt bếp ngay.
– Chuẩn bị nước mắm gia vị để ướp ốc: 2 muỗng canh nước mắm nhỉ, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đường, 01 muổng canh giấm, ½ muỗng canh tiêu, 1 muỗng cà phê ớt bằm. Mẹ bầu không nên ăn cay quá vì vậy mẹ có thể gia giảm lượng ớt tùy theo.
– Ướp ốc với nước mắm gia vị và tiêu xanh khoảng 15 phút.
– Sau đó cho ốc lên bếp nướng, khi thịt ốc vừa chín tới là có thể dùng được. Không nên nướng quá lâu vì ốc sẽ cứng và không ngon.
Ốc dạ xào cay:
Thành phần:
– Ốc dạ: 1kg, mẹ nên chọn những con to đều, miệng ốc dày, vỏ hơi vàng
– Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, sốt cà chua, rượu nhạt, hạt tiêu, gừng, tỏi, ớt,… Có thể thêm chút lá chanh và củ sả đập dập.
Chế biến:
– Rửa sạch ốc, sau đó ngâm trong nửa ngày với 3 muỗng lớn bột gạo, bột tẻ hay bột nếp đều được.
– Sau khi ngâm, rửa sạch lại ốc lần nữa, dùng dao chặt bỏ chóp nhọn của ốc (cho tới khi thấy một chút ruột ốc) để khi dùng sẽ dễ lấy ruột ốc hơn.
– Phi tỏi thơm với dầu ăn, sau đó cho các gia vị vào xào qua. Cho ốc vào đảo nhanh tay cho đều gia vị khắp bề mặt ốc ngay khi ốc chưa kịp nóng. Thêm hai chén nước, đậy nắp và chờ ốc sôi trong 10 phút. Nếu không thích cho nhiều nước, mẹ có thể thêm chút dầu ăn và đảo luôn tay.

Bà bầu nên ăn ốc đúng cách

Đối với các chị em mang thai 3 tháng đầu cần nên kiêng cử kĩ lưỡng hơn, trong giai đoạn này các chị em thường bị ốm nghén, khó chịu với mùi tanh của biển vì thế tùy vào khẩu vị của mỗi người mà cung cấp riêng, chứ đừng vì quan điểm ốc giàu dinh dưỡng mà ép mẹ bầu ăn.
Việc ăn ốc đối với các chị em mang bầu cũng là điều quan trọng mẹ cần chú ý, mẹ không nên ăn quá nhiều ốc bởi tính hàn của ốc sẽ gây ra tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thông thường, một số chị em cơ thể khá nhạy cảm, vì thế cần ăn ít để xem cơ thể có thích nghi gây ra dị ứng, ngứa, nổi ban hay không.
Ốc có nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời đối với các chị em mang bầu, tuy nhưng do đặc điểm môi trường sống của ốc rất dễ bị nhiễm các kí sinh trùng. Vì thế có khả năng gây ra nhiều mầm bệnh ở gan, phổi, các bệnh sán lá phổi, sán lá gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như của mọi người.

Cách chăm sóc bà bầu tốt nhất

Bên cạnh đó, mẹ cần có cung cấp thêm nhiều thực phẩm nhiều dinh dưỡng, nhưng quan trọng hết phải cung cấp đủ lượng protein, chất béo không no, canxi, kalo, sắt, vitamin… Thời điểm này hầu hết các bà bầu thường tăng cân từ 9-12 kg, vì thế mẹ không nên quá ngạc nhiên.
Nên cung cấp nhiều thực phẩm giàu vitamin có trong các loại rau xanh, trái cây và các chất đạm, chất béo trong các thịt, cá, và bổ sung thêm các chất khoáng có trong các loại sữa, ngũ cốc, và nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, mẹ cần có chế độ hợp lí, không nên ăn quá nhiều, mà chia nhỏ 3 bữa chính thành 6 bữa ăn phụ.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lí, mẹ mang bầu cần kết hợp với chế độ sinh hoạt cân đối. Thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, hoặc thường xuyên đi bộ để giúp việc sinh nở sau này diễn ra thuận lợi. Hạn chế, sử dụng các thức uống có gas, độ cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Với bài viết Bà bầu ăn ốc có sao không? hi vọng giúp các chị em giải đáp được thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn những tác dụng bổ ích của ốc. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người vì thế trước khi ăn bạn cần biết cơ thể mình có dị ứng với hải sản hay không rồi hãy ăn nhé!
Xem thêm:
More aboutBà bầu ăn ốc có sao không?

Bà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầu ?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? cần được quan tâm một cách thận trọng. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, vì nó quyết định đến lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Giai đoạn đầu này nếu chúng ta cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, ăn uống sơ sài thì thai nhi sẽ rất dể bị chứng không phát triển dẩn đến thiểu năng. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu giai đoạn này

Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Protein: Protein giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi ngày, bạn nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển một cách an toàn.
Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

Những thực phẩm không thể bỏ qua cho bà bầu trong 3 tháng đầu

+ Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
+ Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy.
+ Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.
+ Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
+ Trứng: Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn.
+ Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.

Giai đoạn kì đầu  bà bầu có sự thay đổi gì?

Có thể nói 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn các mẹ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, thời kì này nếu chăm sóc bà bầu không được chu đáo khả năng sảy thai rất cao.  Bởi, sự kết hợp giữa lông tơ và nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn chỉnh, vì vậy, phải cẩn thận khi làm bất cứ chuyện gì. Bụng thai phụ sẽ xuất hiện đường đen giữa bụng, bắt đầu giảm buồn và đi tiểu thường xuyên.

Và 3 tuần đầu tiên chắc các bà bầu chưa có dấu hiệu nhận biết và cũng không có dấu hiệu thay đổi nên thời gian này rất dễ bị sảy thai. Khi mẹ mang thai được 3 tháng thì tử cung bắt đầu to dần, ngực cũng căn trong hơn, đầu vú và nấm vũ có màu thâm quen. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn.
Triệu chứng buồn nôn, nôn mửa là phản ứng dữ dội nhất trong giai đoạn này, cùng với sự thay đổi của hocmone, tính tình thay đổi, luôn buồn bực, lo lắng… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống của bà bầu. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.
Đây là giai đoạn thai phụ rất khó chịu, phản ứng mang thai khá nghiêm trọng, tâm trạng thường không tốt. Người chồng nên biểu hiện tình yêu của mình đối với vợ nhiều hơn, chăm sóc vợ kĩ hơn, để cho vợ được vui vẻ. Ví dụ, nếu vợ bị phù chân thì hãy giúp vợ chọn mua những đôi giày thích hợp; người vợ có thể sẽ có hiện tượng ngực căng to và vết nám do mang thai, người chồng nên thường xuyên massage cho vợ; nhắc nhở vợ tập thành thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt.

Một số lưu ý cho bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

+ Bà bầu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn
+ Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ
+ Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy ngân
+ Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống
+ Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích
+ Mẹ bầu không được ăn Rau mầm
+ Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống
+ Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng
+ Mang thai không nên ăn dưa muối
+ Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai
+ Mang thai không nên uống đồ uống có cồn
+ Bà bầu không nên ăn măng tươi
+ Mang thai không nên ăn củ dền
+ Mang thai không nên uống caffein
+ Mẹ bầu không được ăn Pate
 Thông qua bài viết Bà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầutrên, hi vọng giúp các chị và các ông chồng có thể hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Đồng thời, qua bài viết, hi vọng các mẹ nên chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi được tốt, nên kiêng cử tốt vào giai đoạn này. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
More aboutBà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầu ?