Bà bầu ăn ốc có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Trong ốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp bồ bổ cơ thể, tuần hoàn máu. Tuy nhiên, có nhiều người có quan niệm sai lầm rằng nếu có bầu mà ăn ốc khi sinh con ra sẻ có nhiều nhớt, không sạch sẽ. Thì hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bà bầu ăn ốc có sao không? nhé!

Tác dụng của ốc đối với bà bầu


Theo Đông Y, ốc có tính hàn, vị ngọt có tác dụng chữa trị bệnh hiệu quả như bệnh vàng da, thủy đậu, nhiễm trùng, trĩ, bệnh gan,… lựa chọn ốc bổ sung thường xuyên giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bà bầu việc ăn ốc có mang lại lợi ích được như vậy không?

Ốc là thành phần chứa nhiều dinh dưỡng, đầy đủ các loại vitamin, chất béo, chất sắt, chất đạm, cacbua hydrat, đặc biệt canxi và chất đạm trong ốc là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho những chị em đang mang thai. Trong đó,ốc có chứa đến nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, trong ốc vặn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.
Chính vì thế, ốc là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi hỗ trợ xương mẹ chắc khỏe, đồng thời giúp xương thai nhi cũng được phát triển khỏe mạnh. Để giúp mẹ có khẩu vị ngon, có thể chế biến ốc thành nhiều món khác nhau như luộc, hấp, xào me, rang muối, hoặc có thể nấu canh chua.

Cách chọn và làm thịt ốc

+ Nếu khi các mẹ chạm tay vào miệng ốc, chúng thụt sâu vào bên trong. Đó là những con ốc còn sống và rất tươi.
+ Còn khi cầm con ốc lên nghe nặng mùi, quan sát thấy lớp mày cứng của ốc thụt sâu vào bên trong, thì chắc chắn ốc đã chết. Ngoài ra, chỉ cần thả vào trong chậu nước, ốc chết sẽ nổi sấp với miệng quay xuống dưới.
+ Những con ốc béo là những con có mày nằm sát trên miệng ốc, ốc gầy ốm thì lớp mày đó thụt sâu vào bên trong.
+ Để làm sạch nhớt và bùn đất trong ốc, các mẹ chỉ cần ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng 2 tiếng đồng hồ là chúng sẽ nhả hết bùn đất. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho ít ớt bột, ớt trái đã giã vào trong nước ngâm ốc. Ngoài ra, sử dụng giấm ăn pha vào nước ngâm ốc cũng là một cách giúp làm sạch chúng.
+ Lấy thịt ốc ra khỏi vỏ rất đơn giản. Các mẹ lấy con dao nhỏ khẽ cậy miệng ốc ra, lấy đầu đũa đẩy nhẹ thịt ốc vào trong một lúc, sau đó cầm con ốc vẩy mạnh, ốc sẽ rơi ra khỏi vỏ. Bỏ phần đuôi ốc, cho phần thịt vào bóp sơ với nước giấm, rửa lại bằng nước sạch và bắt đầu chế biến thành những món ngon ưa thích.
+ Để giúp khử bớt mùi tanh của ốc, trong khi luộc hoặc chế biến có thể cho thêm ít lá chanh vào. Các chị em mang bầu chỉ nên ăn ốc 1-2 lần mỗi tuần, không nên ăn quá nhiều. Bênh cạnh việc ăn ốc, mẹ cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng, kết hợp ăn cũng những thực phẩm khác nữa.

Cách chế biến món ốc cho bà bầu

Ốc bươu nướng tiêu xanh:
Thành phần:
– 1 kg ốc bươu
– 200 g tiêu xanh
– 2 muỗng canh nước mắm nhĩ
– Gia vị muối, giấm, đường, tiêu, tỏi, ớt
– 200gr rau răm, 02 cây sả, ít lá chanh
Chế biến:
– Ngâm ốc với nước vo gạo khoảng 1 tiếng sau đó để ráo.
– Luộc sơ ốc với lá chanh và sả đạp giập. Chú ý khi thấy ốc vừa sôi, mẹ nên tắt bếp ngay.
– Chuẩn bị nước mắm gia vị để ướp ốc: 2 muỗng canh nước mắm nhỉ, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh đường, 01 muổng canh giấm, ½ muỗng canh tiêu, 1 muỗng cà phê ớt bằm. Mẹ bầu không nên ăn cay quá vì vậy mẹ có thể gia giảm lượng ớt tùy theo.
– Ướp ốc với nước mắm gia vị và tiêu xanh khoảng 15 phút.
– Sau đó cho ốc lên bếp nướng, khi thịt ốc vừa chín tới là có thể dùng được. Không nên nướng quá lâu vì ốc sẽ cứng và không ngon.
Ốc dạ xào cay:
Thành phần:
– Ốc dạ: 1kg, mẹ nên chọn những con to đều, miệng ốc dày, vỏ hơi vàng
– Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, sốt cà chua, rượu nhạt, hạt tiêu, gừng, tỏi, ớt,… Có thể thêm chút lá chanh và củ sả đập dập.
Chế biến:
– Rửa sạch ốc, sau đó ngâm trong nửa ngày với 3 muỗng lớn bột gạo, bột tẻ hay bột nếp đều được.
– Sau khi ngâm, rửa sạch lại ốc lần nữa, dùng dao chặt bỏ chóp nhọn của ốc (cho tới khi thấy một chút ruột ốc) để khi dùng sẽ dễ lấy ruột ốc hơn.
– Phi tỏi thơm với dầu ăn, sau đó cho các gia vị vào xào qua. Cho ốc vào đảo nhanh tay cho đều gia vị khắp bề mặt ốc ngay khi ốc chưa kịp nóng. Thêm hai chén nước, đậy nắp và chờ ốc sôi trong 10 phút. Nếu không thích cho nhiều nước, mẹ có thể thêm chút dầu ăn và đảo luôn tay.

Bà bầu nên ăn ốc đúng cách

Đối với các chị em mang thai 3 tháng đầu cần nên kiêng cử kĩ lưỡng hơn, trong giai đoạn này các chị em thường bị ốm nghén, khó chịu với mùi tanh của biển vì thế tùy vào khẩu vị của mỗi người mà cung cấp riêng, chứ đừng vì quan điểm ốc giàu dinh dưỡng mà ép mẹ bầu ăn.
Việc ăn ốc đối với các chị em mang bầu cũng là điều quan trọng mẹ cần chú ý, mẹ không nên ăn quá nhiều ốc bởi tính hàn của ốc sẽ gây ra tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thông thường, một số chị em cơ thể khá nhạy cảm, vì thế cần ăn ít để xem cơ thể có thích nghi gây ra dị ứng, ngứa, nổi ban hay không.
Ốc có nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời đối với các chị em mang bầu, tuy nhưng do đặc điểm môi trường sống của ốc rất dễ bị nhiễm các kí sinh trùng. Vì thế có khả năng gây ra nhiều mầm bệnh ở gan, phổi, các bệnh sán lá phổi, sán lá gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như của mọi người.

Cách chăm sóc bà bầu tốt nhất

Bên cạnh đó, mẹ cần có cung cấp thêm nhiều thực phẩm nhiều dinh dưỡng, nhưng quan trọng hết phải cung cấp đủ lượng protein, chất béo không no, canxi, kalo, sắt, vitamin… Thời điểm này hầu hết các bà bầu thường tăng cân từ 9-12 kg, vì thế mẹ không nên quá ngạc nhiên.
Nên cung cấp nhiều thực phẩm giàu vitamin có trong các loại rau xanh, trái cây và các chất đạm, chất béo trong các thịt, cá, và bổ sung thêm các chất khoáng có trong các loại sữa, ngũ cốc, và nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, mẹ cần có chế độ hợp lí, không nên ăn quá nhiều, mà chia nhỏ 3 bữa chính thành 6 bữa ăn phụ.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lí, mẹ mang bầu cần kết hợp với chế độ sinh hoạt cân đối. Thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, hoặc thường xuyên đi bộ để giúp việc sinh nở sau này diễn ra thuận lợi. Hạn chế, sử dụng các thức uống có gas, độ cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Với bài viết Bà bầu ăn ốc có sao không? hi vọng giúp các chị em giải đáp được thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn những tác dụng bổ ích của ốc. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người vì thế trước khi ăn bạn cần biết cơ thể mình có dị ứng với hải sản hay không rồi hãy ăn nhé!
Xem thêm:
More aboutBà bầu ăn ốc có sao không?

Bà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầu ?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? cần được quan tâm một cách thận trọng. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, vì nó quyết định đến lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Giai đoạn đầu này nếu chúng ta cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, ăn uống sơ sài thì thai nhi sẽ rất dể bị chứng không phát triển dẩn đến thiểu năng. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu giai đoạn này

Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Protein: Protein giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi ngày, bạn nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển một cách an toàn.
Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.
Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

Những thực phẩm không thể bỏ qua cho bà bầu trong 3 tháng đầu

+ Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
+ Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy.
+ Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.
+ Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
+ Trứng: Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn.
+ Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.

Giai đoạn kì đầu  bà bầu có sự thay đổi gì?

Có thể nói 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn các mẹ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, thời kì này nếu chăm sóc bà bầu không được chu đáo khả năng sảy thai rất cao.  Bởi, sự kết hợp giữa lông tơ và nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn chỉnh, vì vậy, phải cẩn thận khi làm bất cứ chuyện gì. Bụng thai phụ sẽ xuất hiện đường đen giữa bụng, bắt đầu giảm buồn và đi tiểu thường xuyên.

Và 3 tuần đầu tiên chắc các bà bầu chưa có dấu hiệu nhận biết và cũng không có dấu hiệu thay đổi nên thời gian này rất dễ bị sảy thai. Khi mẹ mang thai được 3 tháng thì tử cung bắt đầu to dần, ngực cũng căn trong hơn, đầu vú và nấm vũ có màu thâm quen. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn.
Triệu chứng buồn nôn, nôn mửa là phản ứng dữ dội nhất trong giai đoạn này, cùng với sự thay đổi của hocmone, tính tình thay đổi, luôn buồn bực, lo lắng… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống của bà bầu. Những thay đổi về ngoại hình do mang thai là da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn.
Đây là giai đoạn thai phụ rất khó chịu, phản ứng mang thai khá nghiêm trọng, tâm trạng thường không tốt. Người chồng nên biểu hiện tình yêu của mình đối với vợ nhiều hơn, chăm sóc vợ kĩ hơn, để cho vợ được vui vẻ. Ví dụ, nếu vợ bị phù chân thì hãy giúp vợ chọn mua những đôi giày thích hợp; người vợ có thể sẽ có hiện tượng ngực căng to và vết nám do mang thai, người chồng nên thường xuyên massage cho vợ; nhắc nhở vợ tập thành thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt.

Một số lưu ý cho bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

+ Bà bầu không được uống nước ép hoa quả tươi mua sẵn
+ Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ
+ Mẹ bầu không được ăn Cá có chứa thủy ngân
+ Bà bầu không được ăn bánh có trứng sống
+ Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích
+ Mẹ bầu không được ăn Rau mầm
+ Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống
+ Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng
+ Mang thai không nên ăn dưa muối
+ Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai
+ Mang thai không nên uống đồ uống có cồn
+ Bà bầu không nên ăn măng tươi
+ Mang thai không nên ăn củ dền
+ Mang thai không nên uống caffein
+ Mẹ bầu không được ăn Pate
 Thông qua bài viết Bà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầutrên, hi vọng giúp các chị và các ông chồng có thể hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Đồng thời, qua bài viết, hi vọng các mẹ nên chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi được tốt, nên kiêng cử tốt vào giai đoạn này. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
More aboutBà bầu nên ăn những gì trong 3 tháng đầu ?

Những thực phẩm giúp trẻ trắng mịn ngay từ trong bụng mẹ

Người đăng: Nhan Nguyen on Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Để có một đứa con thông minh, trắng trẻo là điều mà nhiều bậc cha mẹ mong muốn. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ những thực phẩm giúp trẻ trắng mịn ngay từ trong bụng mẹ để các bà mẹ có thể cải thiện làn da cho trẻ.

Trẻ còn trong bụng mẹ, làn da của bé được quyết định bởi 2 yếu tố chính là yếu tố di truyền và hoocmon. Các tính chất của làn da được quyết định bởi yếu tố di truyền. Do đó, những loại thực phẩm bà bầu cung cấp để con trắng mịn chỉ có thể làm thay đổi hoocmon giúp trẻ một phần nào đó cải thiện làn da.

Uống nước dừa khi mang thai

Có lẽ hầu hết các chị em đều biết đến lợi ích làm trắng da từ nước dừa. Nước dừa có chứa nhiều hàm lượng Vitamin C, magie, clo, canxi và nhiều loại dưỡng chất tốt cho da của bà bầu lẫn đứa trẻ trong bụng mẹ.

Nhiều người cho rằng những người ở Bến Tre thường trắng trẻo, xinh đẹp là do họ uống nhiều nước dừa vì ở đây có trồng khá nhiều dừa và cũng là đặc sản nổi tiếng của vùng. Một bà mẹ ở Lâm Đồng đã chia sẽ: "Khi tôi mang thai cháu hơn 3 tháng tuổi, tôi luôn lên mạng tìm kiếm thông tin làm sao để trẻ sinh ra thông minh. Sau khi khám thai định kì, tôi được bác sĩ báo cho là thai nhi là bé gái. Tôi mừng lắm, vì hai vợ chồng đang mong muốn sinh ra một đứa bé gái xinh xắn thông minh. Các chị hàng xóm biết tôi mang thai cháu gái liền mách bảo tôi uống nhiều nước dừa để sinh con ra trắng mịn hơn. Vì da tôi ngăm ngăm, chồng tôi cũng vậy nên chúng tôi cũng lo lắng sinh ra một bé gái không được trắng mịn. Thế là mỗi ngày tôi uống từ 1 đến 2 quả dừa. Thật vậy, đứa bé sinh ra không được trắng như các đứa trẻ khác, tuy nhiên da bé được cải thiện rất nhiều so với tôi và chồng".

Các chuyên ra cho rằng, do trong nước dừa có nhiều vitamin C do đó có thể cải thiện tốt làn da  của mẹ lẫn bé. Vitamin C có khả năng làm giảm các hắc tố đen có trong da, đó đó khi bà bầu cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể thì có khả năng cải thiện làn da bé rất nhiều. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như: Cam, táo, quýt, nho, cà chua,.. Các bà mẹ nên thay đổi thường xuyên các thực phẩm để cung cấp các vitamin và dưỡng chất tốt hơn nhé. Đối với nước dừa, các bà bầu cũng không nên uống quá nhiều. Đặc biệt, những bà bầu mang thai dưới 3 tháng thì không được uống nước dừa vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
nuoc-dua-giup-cai-thien-lan-da


Ăn lòng trắng trứng gà


"Trắng như lòng trắng trứng gà" câu được nhiều bà mẹ truyền nhau trong nhân gian, các bà mẹ mách bảo rằng ăn nhiều lòng trắng trứng gà sẽ giúp con sinh ra có làn da trắng mịn. Nhưng đây chỉ là những mẹo từ các bà mẹ, khoa học chưa chứng minh được rằng ăn nhiều lòng trắng trứng gà sẽ cho trẻ sinh ra có làn da trắng. 
long-trang-trung-ga-giup-cai-thien-da-cho-be

Tuy nhiên, những lời truyền nhau này có lẽ là có cơ sở. Trong trứng gà có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cao như protein, canxi, vitamin A, lipid...Đây là những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể bà bầu, giúp tốt cho hệ thần kinh. Hơn nữa, hàm lượng Vitamin A trong lòng trắng trứng gà khá cao, sẽ tác động giúp bảo vệ các mô ở da giúp mẹ lẫn con có thể trắng mịn.Thực vậy, vitamin A giúp làm tăng quá trình tiết ra hemolobin, tăng nồng độ máu và làm cho da trắng mịn hơn. 

Ngoài lòng trắng trứng ga, những loại thực phẩm có chưa nhiều vitamin A như sữa, cà chua, rau xanh, gan động vật, cà rốt,...Nên ăn thay đổi giữa các loại thực phẩm để tránh ngán và cung cấp nhiều loại dinh dưỡng khác nhaui. Đặc biệt, đối với gan động vật, nên mua ở các cơ sở cung cấp thực phẩm an toàn và phải được rửa sạch trước khi chế biến. Cũng không nên ăn quá nhiều lòng trắng trứng, nên ăn 2-4 quả trong một tuần thôi nhé. 
trai-cay-nhieu-vitaminA-giup-tot-cho-da


Ngoài các yếu tố di truyền, cung cấp cho trẻ những loại vitamin và dưỡng chất cần thiết sẽ giúp trẻ cải thiện làn da rất hiệu quả ngay từ trong bụng mẹ. Hy vọng bài viết những thực phẩm giúp trẻ trắng mịn ngay từ trong bụng mẹ sẽ giúp ích nhiều chị em sinh bé ra có một làn da trắng trẻo, mịn màng. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận được những lời khuyên bổ ích về sức khỏe và làm đẹp nhé!
More aboutNhững thực phẩm giúp trẻ trắng mịn ngay từ trong bụng mẹ

Bà bầu có nên đọc sách?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu có nên đọc sách? Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong thời gian tới, hãy đừng bỏ qua những cuốn sách cực hay và hữu ích dưới đây nhé! Những cuốn sách này là nguồn kiến thức vô cùng bổ ích giúp bạn hoàn thiện kiến thức trên hành trình làm mẹ. Chúng đều được viết, dịch bởi các bác sĩ khoa sản nổi tiếng trên cả nước.

Bà bầu có nên đọc sách?

Sang tháng thứ ba của thai kỳ, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu phát triển. Theo các nhà khoa học, thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu đọc sách cho bé yêu là khi thai nhi được 18 tuần tuổi, lúc này bé đã có thể nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài bụng mẹ thông qua dây rốn, với nước ối là môi trường truyền âm thanh hiệu quả.
Mẹ bầu nên chọn thời điểm thai nhi đã bắt đầu thức giấc, mẹ bầu có khoảng thời gian thư giãn riêng biệt, hoàn toàn thải mái trong không gian yên tĩnh, không ồn ào, không quá vội vã, gấp gáp vì bất kỳ việc gì khác. Bạn hãy lựa chọn những khoảng thời gian thư thái nhất để bản thân cùng bé yêu trải nghiệm thế giới muôn màu từ những cuốn sách bổ ích, thiết thực, làm tăng thêm sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé.
download (11)

Vì sao việc đọc tốt cho trẻ?

Nghe đọc sách sẽ giúp bé xây dựng được vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp cho bé. Những điều mà bạn đọc cho con nghe, sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng ngôn ngữ và thậm chí là cả trí tuệ, có liên quan đến nhiều từ ngữ mà đứa trẻ được nghe mỗi ngày.
Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh có cha mẹ thường nói chuyện với bé nhiều (trung bình từ 2.100 từ/một giờ) khi các bé 3 tuổi thì đạt chỉ số tiêu chuẩn trên bài test cao hơn những đứa trẻ mà cha mẹ chúng không có nhiều điều kiện giao tiếp bằng lời. Có thể giải thích về mối quan hệ hàng xóm láng giềng trong lúc đi dạo với bé hay gọi tên các bộ phận trên cơ thể của bé khi bạn tắm cho bé… cũng là cách hay để trò chuyện với trẻ. Đọc sách cũng là một cách tương tác bằng ngôn ngữ thú vị với trẻ.

Mẹ bầu nên đọc sách gì cho bé.

Mẹ bầu lưu ý là không phải bất cứ quyển sách, truyện nào cũng có thể áp dụng thực hành phương pháp thai giáo này. Sau đây là một số những loại sạch, truyện được các chuyên gia khuyên nên áp dụng cho thai nhi để mang lại hiệu quả tốt nhất:
– Bài thơ: Mẹ bầu cũng có thể mua những tập thơ ngắn, với chủ đề về thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, về tình mẫu tử… Thơ có đặc trưng là có nhịp điệu, ngôn từ cô đọng, súc tích, dễ hiểu nên là sự lựa chọn tuyệt vời cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.
– Truyện cổ tích, ngụ ngôn: Nhà bác học Anbert Einstein đã từng có câu nói nổi tiếng: ‘Nếu muốn trẻ con thông minh, hãy đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích’. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy lựa chọn những câu truyện cổ tích có giá trị nhân văn sâu sắc, ngôn từ sinh động, giàu hình ảnh để bé cảm nhận được sự bình yên với thế giới âm thanh phong phú, hấp dẫn. Hoặc bạn có thể lựa chọn những câu truyện ngụ ngôn mang màu sắc hài hước, vui vẻ, lạc quan để mẹ và bé luôn cảm thấy thoải mái nhất.

Phương pháp giúp mang lại hiệu quả khi đọc sách

– Giọng điệu đọc sách: Mẹ bầu cần đọc rõ ràng với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Giọng điệu uyển chuyên, lên xuống, chuyển nhịp vừa phải, không quá nhanh, quá đột ngột. Người mẹ nên tạo sự hứng thú, giọng điệu vui vẻ, hoạt bát trong quá trình đọc sách để trẻ có thể cảm nhận được, tỏ ra thích thú, thoải mái và cảm thấy được yêu thương, hạnh phúc hơn.
– Tư thế đọc sách: người mẹ nên chọn tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Có thể nằm trên giường, trên ghế sofa hoặc là trên thảm,… miễn sao mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, không bị mệt mỏi, có thể tập trung được tinh lực, đọc sách rõ ràng và mạch lạc.
– Thời lượng đọc sách: Mỗi ngày mẹ bầu có thể dành khoảng 10 – 15 phút để đọc cho thai nhi mỗi ngày. Hàng ngày thực hiện 2 – 3 lần để thai nhi cảm nhận được đầy đủ, trọn vẹn những câu chuyện, những bài thơ hấp dẫn vừa kích thích thính giác, vừa gắn kết thêm tình mẫu tử.
Những cuốn sách hữu ích mẹ bầu không nên bỏ qua
– Cẩm nang mang thai và sinh con
– Lần đầu sinh con
– Dưỡng thai theo từng ngày
– Viết cho những bà mẹ sinh con đầu lòng
– Cẩm nang dành cho bà mẹ sinh con đầu lòng
– Cẩm nang cho những bà mẹ trẻ
– Lần đầu mang thai
– 101 hướng dẫn thực tế và hữu ích về mang thai và sinh nở.
– Hướng dẫn bà bầu ăn uống đúng cách
– Bí quyết sinh con
– Cẩm nang đi đẻ
– Cẩm nang sinh nở và nuôi dưỡng con
– Mang thai
– Chăm sóc bà mẹ và trẻ em
– Bà mẹ và em bé
More aboutBà bầu có nên đọc sách?

Bà bầu bị viêm xoang có sao không?

Người đăng: Hoang Vu

Bà bầu bị viêm xoang có sao không? Viêm xoang, hay tắc xoang là biểu hiện rất phổ biến trong giai đoạn mang thai, vì lúc này sức đề kháng của cơ thể người mẹ kém, hệ miễn dịch suy giảm. Nếu bạn bị viêm xoang, bạn sẽ thấy thường xuyên bị tắc, nghẹt mũi, đâu đầu,…Viêm xoang gây ảnh hưởng xấu cho bạn và thai nhi. Vì vậy, người phụ nữ khi mang thai cần tìm hiểu kỹ càng về bệnh viêm xoang để có được phương pháp điều trị sao cho kịp thời, hiệu quả.

Bà bầu bị viêm xoang có sao không?

Viêm xoang thường hay gặp ở những người luôn tiếp xúc với khói bụi, khí thải ô nhiễm quá nhiều. Hoặc những người có sức đề kháng yếu, quá mẫn cảm với các loại chất gây dị ứng.
Tuy nhiên viêm xoang ở bà bầu còn do hormon, progesteron, khiến màn nhầy phình ra cùng với mạch máu và trở nên giãn nở hơn bình thường. Chính vì vậy, khi bà bầu bị viêm xoang thì dẫn tới tắc mũi và các chất nhầy không thể thoát hết và tình trạng viêm càng thêm nặng.
Bà bầu bị viêm xoang thường có những biểu hiện đó là: Hay đau đầu hay đau sau mắt do áp lực chất nhầy tích tụ trong các hốc xương. Do da mặt mềm nên có thể cảm nhận được điều này và nó thường trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng khi bạn thức giấc.
Bà bầu còn bị chảy nước mũi nhiều và nước mũi thường có mùi hôi, tanh…
Khi mắc viêm xoang, bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đau họng và thậm chí là sốt. Song, những biểu hiện trên đôi khi rất giống với bệnh cảm cúm. Do đó, khi thân nhiệt tăng hoặc nếu bà bầu có tất cả các triệu chứng trên cùng xuất hiện một lúc thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
download (8)
Biểu hiện của bệnh
Viêm xoang ở phụ nữ mang thai cũng có các triệu chứng giống như các bệnh nhân khác, nhưng thường ở mức độ nặng nề hơn.
Đau đầu: người bệnh có cảm giác nhức đầu, nặng đầu, nhiều hơn về sáng, nhất là mỗi khi thay đổi thời tiết hay khi bị cảm lạnh. Vị trí đau đầu tùy thuộc vào xoang nào bị viêm, có thể ở trước trán, lan lên phía đỉnh đầu, xuống phía hàm trên hay ra sau ở vùng chẩm.
Chảy mũi: dịch mũi có thể chảy xuống mũi hay phía sau họng, thường đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể có mùi hôi.
Ngạt mũi: thưởng ở cả hai bên, khiến người bệnh không thở được, phải thở bằng miệng. Triệu chứng này hay đi kèm với giảm khả năng ngửi.
Sốt: có thể sốt nhẹ hay sốt cao. Khi có dấu hiệu này đi kèm các triệu chứng trên, tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sỹ ngay.
Cách điều trị viêm xoang ở bà bầu
Để ngăn ngừa viêm xoang, bà bầu có thể uống các vitamin bổ sung như vitamin C để hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở xoang, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không nên uống quá 60mg vitamin C một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung nhiều vitamin A,C bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả tươi.
Bổ sung men vi sinh cũng rất hữu ích, có thể nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm. Men vi sinh có nhiều trong sữa chua và một số thuốc.
Còn một loại nữa được coi là vũ khí chống viêm hiệu quả, đó chính là kẽm. Kẽm có trong các thực phẩm như thịt, cá, các loại hạt, phô mai, khoai tây, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám,…Vì thế bạn không cần uống thuốc để bổ sung kẽm, mà chỉ cần ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều kẽm như trên là được.
Rửa mũi thường xuyên bằng thuốc sịt mũi, nước muối sinh lý giúp làm sạch bụi bẩn, thông mũi. Làm như vậy có tác dụng rất tốt trong ngăn ngừa và phối hợp điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi.
Lưu ý : khi mang thai, bạn không nên dùng các loại thảo dược truyền thống như: cây khuynh diệp, cây ngũ sắc để chữa viêm xoang. Đối với người bình thường, các loại thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm xoang. Nhưng đối với phụ nữ mang thai thì hoàn toàn ngược lại, không những không khỏi viêm xoang mà còn gây hại cho thai nhi. Các loại thảo dược trên có một số chất độc gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, có thể gây chết thai nhi. Vì vậy bạn nên hết sức cẩn trọng. Thay vào đó bạn nên sử dụng cây cất cánh, cây bồ kết rất an toàn cho sức khỏe của thai nhi, không có tác dụng phụ.
More aboutBà bầu bị viêm xoang có sao không?