Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không?

Người đăng: shop nhí mập on Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Hột vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng, giúp bồ bổ cơ thể, tuy nhiên trong hột vịt lộn có chứ chất hàn. Ăn nhiều liệu có ảnh hưỡng đến thai nhi không? Do vậy liệu bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Một số điều cần biết trước khi ăn trứng vịt lộn

Thời điểm nên ăn: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Những người không nên ăn: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chế biến món ăn từ trứng vịt lộn

Để đổi vị, ngoài món trứng vịt lộn luộc, mẹ bầu có thể nhờ người thân hoặc tự mình làm món cháo trứng vịt lộn để tẩm bổ.
– Chuẩn bị: 1 bát gạo tám thơm; 2 quả trứng vịt lộn; dầu ăn, gia vị, bột nêm, hạt tiêu và rau răm.
– Cách làm: Đem gạo rang trên bếp, đảo đều tay, lửa nhỏ. Khi hạt gạo chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp. Việc làm này để cho cháo nấu lên không quá sệt.
– Cho một lượng nước vừa đủ vào cùng gạo và nấu lửa nhỏ. Quấy cháo đều tay. Sau khoảng 30 phút đến khi hạt cháo vừa chín tới là được.
– Đập trứng vịt lộn sống vào nồi cháo. Thêm dầu ăn, gia vị và bột nêm cho vừa miệng rồi đun sôi lại để trứng chín. Rắc hạt tiêu và rau răm phù hợp với khẩu vị.

Tác dụng của trứng vịt lộn đối với bà bầu

Theo số liệu từ các nghiên cứu về dinh dưỡng, trung bình 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 13,5g protein, 12g lipid, 82mg canxi, 198g phospho; beta-carotenecác, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C và sắt,… Tuy vậy, nó cũng chứa tới gần 600mg cholesterol. Vì vậy, dù mang nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé, bà bầu cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Nếu ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.

Lưu ý bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

– Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc.
– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.
– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!
– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…
– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.

Đối với chế độ dinh dưỡng của bà bầu thì cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thời gian này mẹ thường ăn gấp đôi bình thường. Chính vì thế, đừng nên quá kiêng cử đồ ăn đối với bà bầu, còn với vấn đề Bà bầu ăn trứng vịt lộn có sao không? thì các mẹ nên ăn vừa phải và ăn đúng cách để không ảnh hưởng đến thai nhi.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét