Bà bầu ăn măng có tốt không?

Người đăng: shop nhí mập on Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Măng là loại thức ăn có chứa rất nhiều chất sơ, protein, vitamin và khoáng chất. Nhiều chị em khi đang mang thai có tâm trạng lo lắng không biết các món ăn từ măng có ảnh hưỡng đến thai nhi hay không? bà bầu ăn măng có tốt không? bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Ăn măng tươi không đúng cách có thể ” giết người”

Trong măng tươi, có hàm lượng Cyanide – là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.


Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng chứa nhiều Cyanide: trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp… Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Măng rất giàu dinh dưỡng, nhưng nếu không chế biến đúng cách và kĩ lưỡng sẽ là liều thuốc độc dẫn đến cái chết tức tưởi của con người. Vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn măng, làm mất đi hàm lượng Cyanide cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, nước luộc măng trong không còn màu vàng, sau khi luộc cần rửa sạch, nếu ăn thử có vị đắng thì không nên sử dụng. Trước khi luộc nên ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng là mầm non của tre nứa…, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như duẩn, mao duẩn, trúc duẩn, trúc nha.. Có nhiều loại măng khác nhau: tuỳ theo nguồn gốc có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang…; tuỳ theo hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi; tuỳ theo cách chế biến có măng luộc, măng xào, măng hầm, măng chua, măng ớt…
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông… Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Cụ thể như:
– Chất xơ: So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2, 56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ trong các loại rau mầm là 1,27%, trong dưa leo là 0, 61% và trong bắp cải là 1,58%. Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.
– Các loại chất dinh dưỡng khác: Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao. Cứ 100g măng chứa khoảng 533 mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400 mg kali đã có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
– Ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.
– Chất chống oxy hóa: Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Vậy bà bầu có nên ăn măng không?

Thời gian mang thai, việc ăn uống đối với bà bầu vô cùng quan trọng, chính vì thế nên ăn đủ chất nhưng cũng nên kiêng cử nhiều thực phẩm để tránh hại đến thai nhi. Bà bầu có thể ăn măng bình thường, nhưng nên ăn măng chín, tránh ăn măng tươi, bởi trong măng tươi có nhiều chất độc không chỉ ảnh hưởng thai nhi mà sức khỏe mẹ cũng bị tổn thương.
Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố. Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn.
Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước. Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Hy vọng thông qua bài viết bà bầu ăn măng có tốt không? sẽ mang đến cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khoẻ thật tốt cho mình nhé! Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, thay vì ăn măng, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chúc bạn thành công!

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét